[Tìm hiểu] Lễ vật cúng Thần Tài Ông Địa gồm những gì?

Cúng Thần Tài Thổ Địa là một việc làm cần thiết đối với người kinh doanh, việc làm này để cầu tài lộc về mình. Một mâm cúng thịnh soạn, đầy đủ là điều được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, 247Express xin chia sẻ đến bạn các lễ vật cúng Thần Tài Ông Địa để bạn có thể tham khảo nhé!

Lễ vật cúng Thần Tài Ông Địa hàng ngày gồm những gì?

Lễ vật cúng Thần Tài Ông Địa hàng ngày
Lễ vật cúng Thần Tài Ông Địa hàng ngày

Lễ vật được dùng để cúng Thần Tài Ông Địa hàng ngày chủ yếu bao gồm những món đồ chay và hoa quả tươi. Đơn giản như sau:

  • Một bình hoa nhỏ
  • Thuốc lá
  • Cà phê
  • Nhang
  • Nước trà
  • Trái cây tươi

Tuy chỉ là những món vật phẩm đơn giản, nhưng việc cúng kính đều đặn mỗi ngày sẽ thể hiện tấm lòng thành kính của bạn gửi đến Thần Tài Ông Địa. Ban phước lộc, bình an và phù hộ cho công việc làm ăn của bạn.

Lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 âm lịch hàng tháng gồm những gì?

Lễ vật cúng Thần Tài mùng 10 âm lịch hàng tháng bao gồm:

  • 1 bình hoa tươi (hoa đồng tiền, hoa cúc vàng…),
  • mâm ngũ quả
  • tiền vàng, tiền lẻ (có thể đặt lên địa gạo muối)
  • 5 cây nhang
  • 5 chén rượu
  • 2 cây nến
  • 2 điếu thuốc
  • gạo
  • muối hột
  • 2 miếng vàng bạc đại.
  • Tiếp đó là bộ tam sên tượng trưng cho Thủy – Thổ – Thiên, bao gồm 3 món luộc/hấp: 1 miếng thịt ba chỉ luộc, 1 con cua/tôm hấp/luộc, 1 quả trứng vịt.

Thần tài và thổ địa được thờ chung một bàn thờ, vì thế sẽ được cúng chung với nhau.

Lễ vật cúng Thần Tài Ông Địa mùng 10 âm lịch
Lễ vật cúng Thần Tài Ông Địa mùng 10 âm lịch

>> Xem thêm: Cách chuyển bàn thờ thần tài về nhà mới đúng chuẩn phong thủy

Lễ vật cúng Thần Tài ngày 23 tháng chạp gồm những gì?

Ngày 23 tháng chạp là ngãy tiễn ông Công, ông Táo về trời. Vào ngày này thì theo truyền thống các gia đình sẽ dọn bàn thờ, tỉa chân nhang và sắp xếp mâm cũng Thần Tài. Bao gồm như sau:

  • Hương
  • Nến
  • Tiền vàng
  • Trầu cau tươi
  • Gạo
  • Hoa quả
  • Nước trong, bia, nước ngọt
  • Muối hạt

Ngày 23 tháng chạp là ngày cận tết, nhiều gia đình bận rộn, có thể chuẩn bị mâm cúng đơn giản như trên. Nhưng nếu bạn có thời gian và điều kiện thì hãy chuẩn bị một vài món mặn: thị gà, giò chả,… để tăng thêm sự trang trọng nhé.

Lễ vật cúng Thần Tài 23 tháng chạp
Lễ vật cúng Thần Tài 23 tháng chạp

Một số lưu ý khi bày trí lễ vật cúng Thần Tài Ông Địa

  • Lau chùi, vệ sinh sạch sẽ bàn thờ.
  • Đồ cúng phải là đồ tươi, đồ mới.
  • Chén nước, chén rượu phải là chén riêng dùng để thờ cúng và được vệ sinh sạch sẽ.
  • Chén gạo, chén muối phải đầy ấp vì nó tượng trưng cho sự ấm no, đầy đủ.
  • Bát nhang không được để cao hơn mặt Thần Tài Ông Địa.
  • Phía trước bàn thờ phải sạch sẽ, thoáng khí.

Bài văn khấn cúng Thần Tài Ông Địa chi tiết

Nam mô a di Đà Phật! (x3)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là………………………………………

Ngụ tại………………………………………………

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (x3)

Trên đây đã tổng hợp thông tin về lễ vật cúng Thần Tài Ông Địa. Hy vọng gia chủ sẽ luôn ghi nhớ những điều ở trên và áp dụng để công việc kinh doanh buôn bán luôn thận lợi, nhiều may mắn.

>> Xem thêm: Những lễ vật cúng khai trương đơn giản gồm những gì

Rate this post