Xem nhanh
Hiện nay, vải thiều là một loại trái cây được rất nhiều người yêu thích và vải thiều của Việt Nam cũng đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, với chi phí vận chuyển cao và thời gian vận chuyển lâu dẫn đến chất lượng của vải khi đến tay người tiêu dùng không còn chất lượng. Vậy nên trong bài viết này, 247Express sẽ gợi ý cho bạn cách bảo quản vải thiều khi vận chuyển nhưng vẫn được độ tươi ngon.
Cách bảo quản vải thiều trước khi vận chuyển
Vải thiều sau khi được thu hoạch, tiến hành phân loại dựa vào phân loại chất lượng của quả trên các tiêu chí như: kích thước, màu sắc và hương vị của vải. Bạn nên loại bỏ những quả hư hỏng để tránh nhiễm khuẩn chéo cho các quả khác.
Sau đó buộc chúng lại thành chùm với nhau (mỗi chùm từ 3 – 5kg). Rồi tiến hành nhúng vào dung dịch NaHSO3 pha loãng với 1 lít nước sạch khoảng 10 phút. Sau đó lấy ra và tiếp tục nhúng vào dung dịch HCl 4% từ 2 – 5 phút. Sau cùng là mang đi phơi khô tự nhiên hoặc hông khô bằng quạt gió rồi đóng vào thùng xốp bảo quản trong kho mát từ 4 đến 5 độ C.
Cách bảo quản này sẽ giúp cho phần vỏ của vải thiều cứng hơn, giữ được màu sắc tươi ngon, tránh mất nước và vi khuẩn xâm nhập làm vải bị hư hỏng trong khoảng 1 tháng.
Cách bảo quản vải thiều khi vận chuyển đi xa
Bảo quản vải thiều trong thùng xốp
Cách bảo quản vải thiều khi vận chuyển đi xa phổ biến, hiệu quả được nhất hiện này là: Vải thiều sau khi thu hoạch sẽ được xếp vào thùng xốp có lót túi ni lông, giúp giảm thiều tác động từ bên ngoài làm hư vải và giữ vải được tươi lâu hơn.
Để giữ cho vải thiều được tươi lâu ít nhất trong vòng 24 giờ, người ta còn cho thêm một lượng đá nhỏ vào bên trong thùng xốp. Do đó, bạn phải bọc vải thật kỹ bằng túi nhựa trước để tránh vải bị hư hỏng khi đá tan.
Bạn nên ưu tiên lựa chọn những thùng xốp giữ nhiệt, đục thêm một số lỗ nhỏ để giúp thùng xốp được thoáng khí hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn cách vận chuyển rau quả đường xa an toàn
Bảo quản vải thiều bằng túi zip khi vận chuyển
Trong trường hợp không có hộp đựng, bạn có thể chia vải ra thành nhiều phần nhỏ, sau đó cho vào túi zip hoặc túi nhựa, bảo quản trong tủ lạnh trước khi vận chuyển.
Ngoài ra, bạn có thể đặt vải vào túi rồi sử dụng máy hút chân không chuyên dụng để hút hết không khí trước khi hàn kín miệng túi. Cách này sẽ giúp bảo vệ vải thiều khỏi vi khuẩn và nấm mốc, làm theo cách bảo quản này sẽ giúp việc vận chuyển vải của bạn dễ dàng hơn rất nhiều.
Bảo quản vải thiều bằng cách phơi hoặc sấy khô
Sau khi rửa sạch, bạn cắt ngắn phần cuống rồi mang ra ngoài phơi nắng tự nhiên trong khoảng 9 đến 10 ngày hoặc cho đến khi phần vỏ của trái vải khô lại. Để biết được phần hạt bên trong đã khô chưa, bạn chỉ cần cầm vải lên tay rồi lắc nhẹ, nghe thấy tiếng lộc cộc là được.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho vải vào lò nướng hoặc lò vi sóng, … để làm khô và giúp giảm thời gian phơi. Hãy áp dụng phương pháp này nếu bạn chán ăn vải thiều tươi nhé. Bạn sẽ rất thích hương vị thơm ngon của vải thiều khô cũng như độ mềm, dẻo của thịt vải đấy.
Phương tiện dùng để vận chuyển vải thiều
Phương tiện vận chuyển cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng vải. Bạn hãy ưu tiên chọn những loại xe đáp ứng đủ điều kiện lạnh của vải khi vận chuyển đi xa. Đảm bảo cho vải thiều không bị thối hỏng, không dập nát khi chuyển đến tay người tiêu dùng.
Những lưu ý khi bảo quản vải thiều khi vận chuyển
- Chọn những quả vải chất lượng, quả chất lượng cần có kích thước vừa phải, màu đồng đều, da căng tròn và cuốn tươi. Và nhớ rằng sơ chế đúng cách giúp vải tươi lâu và không bị dập nát.
- Cần phân loại vải thiều trước khi vận chuyển: theo kích thước, màu sắc, hương vị,… Vì điều này cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình bảo quản của vải khi vận chuyển.
- Nếu xuất vải thiều với số lượng lớn, bạn cần bảo quản chúng bằng hóa chất thích hợp.
- Bảo quản vải thiều trong thùng xốp khi vận chuyển đi xa.
- Nếu vận chuyển với số lượng ít, bạn có thể gói vải thiều trong giấy báo và để vào hộp nhựa hoặc túi ni lông.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể sấy khô vải thiều để bảo quản được lâu hơn.
- Chú ý bốc xếp hộp vải thiều lên xuống xe nhẹ nhàng, tránh bị đổ vỡ dẫn đến mất chất lượng của vải.
- Nên trao đổi cụ thể với người mua về thời gian giao vải thiều, tránh tình trạng để lâu hơn dự kiến làm giảm chất lượng.
Trên đây là cách bảo quản vải thiều khi vận chuyển mà vẫn giữ được độ tươi ngon mà 247Express muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn giữ được độ tươi ngon của vải thiều khi vận chuyển đi xa. Chúc bạn thành công nhé!
Xem thêm: Cách vận chuyển thịt đi xa vẫn giữ được độ tươi ngon