Xem nhanh
Kho bãi, nhà xưởng là một khu vực rất quan trọng khi doanh nghiệp bạn cần thêm diện tích để có thể chứa hàng hóa và mở rộng kinh doanh. Vì vậy, để lựa chọn được một nơi phù hợp với nhu cầu là một điều bất kỳ chủ kinh doanh nào cũng sẽ cần phải lưu ý vì chúng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các ngân sách của doanh nghiệp. Dưới đây là 12 kinh nghiệm thuê kho bãi nhà xưởng dưới đây sẽ giúp cho các bạn cân nhắc lựa chọn dễ dàng và phù hợp nhất.
1. Vị trí và tình trạng kho xưởng
Vị trí của kho xưởng chính là yếu tố quyết định đến việc vận chuyển hàng hóa có thuận tiện hay không. Vị trí này có thể sẽ không nằm gần những khu công nghiệp hay trung tâm thành phố nhưng phải đảm bảo được sự thuận tiện trong việc đi lại. Nắm bắt được yếu tố này không chỉ cho giúp bạn rút ngắn được thời gian cung ứng hàng hóa mà còn giảm thiếu được các chi phí vận chuyển không đáng có.
Ngoài ra, tình trạng của kho xưởng mà bạn định thuê cũng là một kinh nghiệm thuê kho bãi bạn cần phải xem xét đến. Vị trí này cần nằm ở khu vực đất cao, tránh ẩm thấp, đường đi vào phải đủ rộng để cho xe ô tô có thể dễ dàng di chuyển đến. Hệ thống thoát nước, cỗng rãnh cũng phải đảm bảo phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất. Tùy vào loại hàng hóa các bạn kinh doanh mà bạn cân nhắc một số yếu tố tình trạng kho xưởng tương ứng, ví dụ như: sạch sẽ, không ẩm thấp, không có mối mọt và côn trùng,…
2. Giá thuê kho xưởng
Vị trí, tình trạng kho, diện tích và hình thức thuê kho xưởng là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá thuê. Bạn nên cân nhắc và đánh giá các yếu tố này để quyết định mức giá thuê sao cho hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng cần xét đến quy mô của hàng hóa của doanh nghiệp, dịch vụ cũng như khả năng tài chính để đưa ra mức giá thuê kho xưởng ổn thỏa nhất.
3. Diện tích và hình thức cho thuê
Bạn cần xác định được số lượng hàng cần lưu trữ, quy cách sắp xếp để lựa chọn một địa điểm có diện tích phù hợp. Hiện nay đang có đa dạng hình thức lựa chọn để có thể thuê như: thuê theo mét, thuê theo đầu tấn và thuê theo dạng khoán,… Ngoài ra, các bạn cũng cần phải tính toán diện tích lối đi lấy hàng nếu như hàng phân loại theo số lô. Thông thường phần diện tích này cũng sẽ chiếm khoảng 10% trong diện tích chất hàng hóa.
4. Có dịch vụ hỗ trợ không và chi phí như thế nào?
Một kinh nghiệm thuê kho bãi mà bạn cần lưu tâm đó là những dịch vụ hỗ trợ. Các dịch vụ có thể kể đến như: điện, nước, trông coi hàng hóa, dịch vụ bốc xếp hàng hóa, dịch vụ vận chuyển,… Nếu kho bãi có hỗ trợ các dịch vụ này thì giá thành thuê cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên bạn nên xem xét chi phí của các dịch vụ này ra sao để cân nhắc lựa chọn nhé!
5. Có những chi phí phát sinh nào không?
Các chi phí phát sinh là những chi phí mà bạn không thể lường trước, chúng thường xuất hiện trong khi bạn sử dụng kho bãi. Bạn cần tính toán kỹ lưởng để tránh tình trạng chi phí phát sinh tăng lên quá nhiều và sẽ ảnh hưởng đến ngân sách của bạn.
6. Tôi quản lý hàng hóa bằng cách nào?
Việc bạn để hàng hóa trong kho trong một thời gian dài và cần đến sự quản lý chặt chẽ của doanh nghiệp để tránh tình trạng bị mất mát và hỏng hóc. Dĩ nhiên nếu trong trường hợp kho bãi cung cấp dịch vụ trông coi nhưng vẫn cần phải sự đồng thuận từ hai phía. Bạn có thể cho người xuống để kiểm tra hàng hóa theo một thời gian nhất định hoặc sử dụng những thiết bị an ninh giám sát trong kho. Đây là một kinh nghiệm thuê kho bãi quan trọng tránh tình trạng bị hao hụt hàng hóa bạn cần nhớ.
Xem thêm: [Chia sẻ] Kiến thức quy trình quản lý hàng tồn kho
7. Quy trình và thủ tục xuất nhập hàng thế nào? Có tốn phí không?
Quy trình và thủ tục xuất nhập hàng là một yếu tố quan trọng sẽ ảnh hưởng đến thời gian hoạt động của quy trình sản xuất cũng như chi phí của các chủ doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo các vấn đề này trong quá trình xem xét những kho bãi nhà xưởng trước khi thuê. Từ đó, đưa ra quyết định sáng suốt trước khi kí kết hợp đồng.
8. Đến xem kho trước khi đưa ra quyết định
“Trăm nghe không bằng mắt thấy”, dù bạn có nhận được bao nhiêu lời mời hấp dẫn cũng không bằng được một lần tận mắt đánh giá tình trạng và chất lượng kho bãi. Bạn có thể dẫn theo một chuyên gia về lĩnh vực này đi theo mình để có những tư vấn cần thiết. Hành động này sẽ giúp cho bạn có một cái nhìn khách quan hơn trước khi quyết định thuê.
9. Thời gian cho thuê
Thời gian cho thuê ngắn hay dài còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng hoặc tính chất của dự án doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tìm được một nhà kho như ý muốn là điều khá khó khăn, vì vậy mà bạn cần tính toán đến phương án thuê kho ổn định, lâu dài và sẽ thông thường khoảng 1 năm. Đến ngày gia hạn hợp đồng mới bạn có thể đến cân nhắc lại sau đó mới tiến hành gia hạn thêm hoặc kết thúc hợp đồng.
10. Tiền đặt cọc thuê kho
Sau khi đã quyết định thuê, bạn và bên cho thuê sẽ thỏa thuận số tiền đặt cọc. Đây là khoản tiền để giữ giao kèo giữa bên cho thuê và bên thuê. Thông thường số tiền này bằng giá thuê 3 tháng đổ lại.
11. Những điều khoản cần có trong hợp đồng
Hai bên cần đưa ra và xem xét kỹ lưỡng những điều khoản trong hợp đồng trước khi kí để tránh các tình trạng mâu thuẫn sau này. Những điều khoản cần phải có trong hợp đồng như:
- Tiền cọc và giá thuê kho hàng tháng (hoặc hàng năm).
- Thời gian cho thuê và tỉ lệ tăng giá hàng năm nếu như thuê dài hạn.
- Nghĩa vụ và trách nhiệm của cả hai bên.
- Thời gian để gia hạn hợp đồng.
Khi có ý thay đổi hoặc sửa đổi, bổ sung bất cứ một điều khoản nào trong hợp đồng thì hai bên sẽ tiến hành lập thêm phụ lục ở trong hợp đồng và phải có sự đồng ý của cả hai bên chứ không nên được tự ý đơn phương thay đổi.
12. Ký kết hợp đồng
Sau khi đã thống nhất và ký kết hợp đồng với nhau thì mỗi bên sẽ giữ một bản. Nếu cần thiết thì có thể mang ra công chứng để tăng tính hợp pháp và đảm bảo.
Hy vọng với 12 kinh nghiệm thuê kho bãi mà Viet Moving nêu trên sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt, tăng hiệu quả kinh doanh tối đa.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Những kinh nghiệm cần phải biết khi chuyển kho xưởng, nhà xưởng