3PL là viết tắt của từ gì? Ưu nhược điểm của 3PL trong ngành Logistics

Trong thời đại kinh tế đang phát triển, các doanh nghiệp đang ngày càng tìm kiếm các giải pháp tối ưu để cải thiện hoạt động kinh doanh và tối ưu hóa chi phí. Một trong những giải pháp được áp dụng trong ngành Logistics là 3PL (Third-Party Logistics). Vậy 3PL là gì? Ưu nhược điểm như thế nào? Theo dõi bài viết sau của 247Express để có câu trả lời nhé!

3PL là viết tắt của từ gì?

3PL là viết tắt của cụm từ “Third-Party Logistics” , đây là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến của các công ty, doanh nghiệp quản lý và vận chuyển hàng hóa. 3PL được hiểu là bên thứ 3 cung cấp các loại hình dịch vụ hữu ích như vận chuyển, lưu khp, quản lý kho, đóng gói và xử lý đơn hàng. Doanh nghiệp sẽ chỉ cần tập trung vào sản xuất, tìm kiếm các đối tác còn vận chuyển hàng hóa sẽ do các đơn dịch vụ thực hiện.

3PL là gì?
3PL là gì?

Ưu nhược điểm của mô hình 3PL trong ngành Logistics

Ưu điểm của mô hình 3PL

  • Giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh: Giúp cho các doanh nghiệp có thêm thời gian, nguồn lực để tập trung vào việc phát triển giá trị cốt lỗi.
  • Mở rộng thị trường kinh doanh: Mô hình 3PL giúp cho doanh nghiệp đạt quyền truy cập vào các thị trường mới.
  • Tăng khả năng mở rộng kinh doanh: Mô hình 3PL có thể phục vụ cho bất kỳ khối lượng hoặc bất kỳ yêu cầu nào của khách hàng. Vì thế, các doanh nghiệp không cần phải lo lắng về mùa thấp hay cao điểm, lo lắng về chi phí hay tài nguyên chưa sử dụng.
  • Có chuyên môn và kinh nghiệm: Mô hình 3PL có nguồn thông tin hữu ích trong vấn đề liên quan đến thủ tục vận chuyển hàng hóa, các quy định quốc tế,… bởi tính chuyên môn trong ngành hậu cần giúp phát huy tối đa khả năng ở tất cả các khu vực.
  • Mang đến sự hài lòng cho khách hàng: Chất lượng dịch vụ của mô hình 3PL luôn được cải thiện, liên lạc liên tục và giao hàng kịp thời sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng.
Quá trình hoạt động mô hình 3PL
Quá trình hoạt động mô hình 3PL

Nhược điểm của mô hình 3PL

  • Thiếu tính kiểm soát: Khi đã lựa chọn sử dụng 3PL đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể kiểm soát được tình trạng hàng hóa của mình. Do đó, bạn sẽ không phải là người đầu tiên những sẽ phải là người chịu trách nhiệm chính với khách hàng khi có vấn đề phát sinh.
  • Chi phí trả trước: Thuê dịch vụ 3PL là việc làm chắc chắn có lợi cho doanh nghiệp, tuy nhiên khi về lâu dài mức chi phí ban đầu bỏ ra có thể khả lớn.
  • Thông tin bảo mật: Bạn sẽ phải chia sẻ thông tin kinh doanh với bên 3PL, nếu công ty bạn có tính bảo mật cao thì có thể xem xét cho bên thứ 3 xâm nhập vào hệ thống.

Vai trò của mô hình 3PL trong doanh nghiệp ngành Logistics hiện nay

Trong những năm gần đây, mô hình 3PL xuất hiện trong các doanh nghiệp ngành Logistics tuy nhiên chỉ tập trung ở các doanh nghiệp nước ngoài bao gồm Cross Dock, hay kho VMI,…

Đây là một loại mô hình kết hợp giữa các hình thức như giao hàng, vận tải với sự tiến bộ của kỹ thuật giúp cung cấp đến cho khách hàng sự tiện lợi. Những giá trị mới, thông điệp mà nhà cung ứng muốn truyền tải đến khách hàng qua sản phẩm hay dịch vụ của họ. Tuy nhiên thì các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn đang áp dụng chiến lược 3PL thông qua các doanh nghiệp cung cấp logistics như vận tải hàng không, giao hàng, nhận hàng,…

Có rất ít hay thậm chí là không doanh nghiệp nào chịu thêm tiền để phát triển vào dịch vụ logistics cung cấp các thông tin như vận tải, bảo hiểm,… Do đó có thể thấy rằng sự chênh lệch của các nhà cung cấp dịch vụ 3PL tại Việt Nam. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều đơn vị cung mô hình 3PL, tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam lại đang có lợi thế trong ngành cung ứng truyền thống như vận tải nội địa, quản lý kho bãi,…

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của 247Express về 3PL là viết tắt của từ gì? Ưu nhược điểm cũng như vai trò của mô hình 3PL trong doanh nghiệp. Chúc bạn có thể áp dụng được mô hình này vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình nhé!

>> Xem thêm: Top 10 phần mềm quản lý vận chuyển logistics tốt nhất hiện nay

Rate this post